Cả thế giới đang phải chịu ảnh hưởng cực kỳ lớn bởi đại dịch Covid-19. Từng ngành nghề, từng con người đều đang phải hứng chịu hậu quả của dịch bệnh. Riêng đối với nền kinh tế thì đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Thậm chí được đánh giá là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới ?
Thực trạng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Khi dịch Covid-19 mới bùng phát, các nhà phân tích chính sách hy vọng rằng nền kinh tế có thể phục hồi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các làn sóng lấy nhiễm liên tục kéo nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đi xuống. Các nhà kinh tế cho rằng tình hình sẽ tồi tệ thêm trước khi trở nên tốt hơn.
Dù một số nước có thể tiến đến bãi bỏ lệnh phong tỏa nhưng nếu không có giải pháp ngăn dịch bệnh ngừng phát triển thì nền kinh tế vẫn sẽ trì trệ. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa. Các doanh nghiệp lớn cũng phải cắt giảm lao động. Ngân hàng thì phải đối mặt với các món nợ xấu tăng lên.
Dịch bệnh xảy ra khiến con người giảm nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ. Chính vì vậy mà kéo nền kinh tế đi xuống. Ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là du lịch và dịch vụ. Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhiều quốc gia hạn chế sự lưu thông trong nước, thậm chí là đóng cửa biên giới theo đường hàng không.
Trong lĩnh vực bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên do các cửa hàng phải đóng cửa, chuyển sang bán hàng trên mạng.
Đối với những nước có du lịch là nguồn thu nhập then chốt, sự suy giảm nhu cầu dịch vụ cũng làm ảnh hưởng lớn tới kinh tế. Tỉ lệ phá sản tăng lên gấp 3, lên đến 12% trong năm 2020.
Kinh tế thế giới sẽ như thế nào sau dịch bệnh Covid-19?
Rất nhiều nhà phân tích phương Tây đã đưa ra các kịch bản về tương lai của nền kinh tế thế giới sau dịch bệnh Covid-19 nhưng có vẻ không nhiều khả quan. Covid-19 đang làm gia tăng khủng hoảng kinh tế và địa – chính trị.
Theo nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng Nuriel Roubini thì giai đoạn tiếp theo sẽ là một “kỷ nguyên băng” kinh tế. Các cuộc xung đột sẽ trầm trọng thêm, biên giới bị đóng cửa, chủ nghĩa bảo hộ sẽ lan tràn.
Sự suy thoái kinh tế còn kéo theo sự phân tán xã hội tiếp tục diễn ra. Các trung tâm mua sắm có thể phải đóng cửa, giao dịch mua sắm được thực hiện chủ yếu thông qua internet.
Một số dấu hiệu khủng hoảng kinh tế có thể nhìn thấy là giá cổ phiếu đang trồi sụt trên thị trường chứng khoán thế giới, giá vàng tăng cao, các mối ràng buộc kinh tế quốc tế đang bị phá vỡ,…
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại khi thế giới đã có vaccine phòng Covid-19, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khôi phục một cách mạnh mẽ.
Mặc dù vẫn còn đâu đó trở ngại đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhưng chúng ta có nhiều lý do để lạc quan rằng với sự nỗ lực cùng với những chính sách đúng đắn của chính phủ thì sự sụp đổ nền kinh tế sẽ không xảy ra.
Ở Việt Nam hiện nay, làn sóng Covid-19 thứ 4 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Mỗi ngày vẫn có hàng trăm ca mắc mới, nhiều nhất là ở TP Hồ Chí Minh.
Covid ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới thì cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như vậy. Vì thế, chúng ta cùng hy vọng vào vaccine, hy vọng vào việc thế giới sớm quyển soát được dịch bệnh để nền kinh tế được phục hồi.
Covid ảnh hưởng như thế nào đến nền giáo dục Việt Nam và thế giới