Lấy kéo chọc vào ổ điện khi đang học trực tuyến, bé trai 9 tuổi tử vong

Xung quanh việc học trực tuyến của trẻ có rất nhiều câu chuyện xảy ra. Trong đó có những câu chuyện vô cùng thương tâm. Mới đây, một bé trai 9 tuổi ở Hà Nội đã lấy kéo chọc vào ổ điện khi đang học trực tuyến. Hậu quả là bé đã tử vong thương tâm.

Lấy kéo chọc vào ổ điện khi đang học trực tuyến, bé trai 9 tuổi tử vong
Lấy kéo chọc vào ổ điện khi đang học trực tuyến, bé trai 9 tuổi tử vong

1. Thông tin về vụ bé trai lấy kéo chọc vào ổ điện khi học trực tuyến gây tử vong

Trên địa bàn phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) mới đây xảy ra vụ việc một nam học sinh bị điện giật chết khi đang học trực tuyến.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h30 phút. Bé trai tên H.H.D. (9 tuổi), nhà ở ngõ 475 Nguyễn Trãi, phường Hạ Đình. 

Trong lúc bé trai đang học, cha của bé có chút việc nên đi ra ngoài. Chỉ khoảng 5 phút sau quay lại thì sự việc đau lòng đã xảy ra. Dựa trên tình hình nhận định rằng bé trai đã lấy chiếc kéo chọc vào ổ điện và không may bị điện giật. Người cha khi phát hiện ra đã đưa con đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. 

Sự việc xảy ra là điều không ai mong muốn. Vậy nên cha mẹ cần lưu ý dạy trẻ kỹ năng phòng tránh điện giật để tránh những câu chuyện thương tâm như vậy có thể xảy ra.

2. Kỹ năng phòng tránh điện giật cho trẻ

Xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều các thiết bị điện. Trẻ nhỏ thì hiếu động, thích khám phá nên có thể sẽ vô tình phạm phải và gây giật điện. Vì vậy mà điều đầu tiên cha mẹ cần dạy trẻ là không để tay ướt khi sử dụng nồi cơm điện, quạt hay bất cứ thiết bị điện nào khác.

Đồng thời cha mẹ cũng cần dạy trẻ không được chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở,… Tốt nhất, bạn nên xử lý những chỗ bị hở điện để tránh không cho điện rò rỉ ra ngoài. Đôi khi vì nghịch ngợm trẻ có thể vô tình chạm tay vào gây giật.

Với trẻ còn nhỏ, cha mẹ không nên để trẻ sử dụng những thiết bị dễ cháy nổ, rò điện như bàn là, bếp điện, lò nướng,… Nếu sử dụng thì cần có người lớn giúp đỡ.

Một lưu ý quan trọng nữa là khi đang ở trong bồn tắm hay bể bơi mà thấy có sấm chớp thì cần ra khỏi đó và tắt hết các thiết bị điện.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy trẻ không đứng gần cột điện, dưới cây to hay đi chân đất dưới trời mưa.

Tốt nhất, cha mẹ nên lắp các thiết bị điện ở xa tầm tay trẻ em, tránh sự tiếp xúc gần dễ xảy ra những sự cố. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sử dụng thiết bị điện thông minh có khả năng tự ngắt, dùng thiết bị che phần ổ cắm,.. để giảm thiểu rủi ro. 

3. Những lưu ý khi sơ cứu trẻ bị điện giật

Cha mẹ không nên để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng. Tiếp đến, không được chạm vào nạn nhân nếu như chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay kéo nạn nhân ra bởi vì nguồn điện có thể khiến bạn bị điện giật.

Trong trường hợp con bị giật, cha mẹ nên giữ tâm thái bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu nạn nhân an toàn.

Từ vụ việc bé trai 9 tuổi tử vong do lấy kéo chọc vào ổ điện khi đang học online, cha mẹ nên chú ý đến con nhiều hơn và dạy cho con những kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng này sẽ theo trẻ trên suốt chặng đường trưởng thành và bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro không đáng có. Đừng nghĩ rằng con lớn sẽ tự biết mà hãy dạy trẻ ngay từ khi còn thơ bé để không phải hối tiếc vì đã không dạy con sớm hơn. 

Bài viết liên quan

Vì tình hình dịch bệnh phức tạp nên nhiều địa phương phải tổ chức học theo hình thức online. Để việc học được hiệu quả, thầy cô và các em học sinh cần sử dụng các ứng dụng cho phép tạo các cuộc họp trực tuyến để người tham gia có thể tương tác được […]

Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Rất nhiều người phải tạm dừng công việc của mình. Đặc biệt, trẻ em ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam phải tạm thời nghỉ học để phòng chống dịch. Và cũng không ai có thể nói trước được […]

Trả lời