Giá sắt thép xây dựng cũng như các nguyên vật liệu khác sẽ có lúc tăng, có lúc giảm, có lúc ở trạng thái ngang bằng. Nếu xây dựng trong thời điểm giá sắt thép tăng cao thì chi phí sẽ bị đội lên đáng kể.
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng thì chắc hẳn bạn đang quan tâm đến giá sắt thép. Vậy sắt thép xây dựng tăng hay giảm trong vài tháng vừa qua ?
>> Những hậu quả xấu mà covid 19 để lại cho nền kinh tế Việt Nam và thế giới
>> Covid ảnh hưởng như thế nào đến nền giáo dục Việt Nam và thế giới
Giá sắt thép tăng đột biến 40 – 50%
Trong những tháng vừa qua, giá sắt thép trong nước liên tục tăng mạnh. Theo đó, giá thép và vật liệu xây dựng tăng đột biến tới 40 – 50% so với cuối năm 2020. Có những dự án chỉ 10 căn nhà nhưng chỉ riêng tiền thép tăng đã khiến đơn vị thi công phải bù vào 2 tỉ đồng.
Đối với thép tròn (dùng làm bê tông cốt thép) cuối năm 2020 có giá 13 triệu đồng/tấn thì đến vừa rồi giá tăng lên 18,5 triệu đồng/tấn và sau đó chỉ 1 tuần giá lại tăng lên 19 triệu đồng/tấn. Riêng thép hình và thép tấm còn tăng cao hơn nữa. Nếu như đầu năm giá của loại thép này là 15 – 16 triệu đồng/tấn thì đến giờ đã tăng gấp 66% tương đương với mức 24 – 25 triệu đồng/tấn.
Mặc dù đã tăng giá khá cao nhưng giá sắt thép vẫn chưa dấu hiệu giảm nhiệt. Với việc tăng giá như vậy thì nhiều công ty xây dựng rơi vào khủng hoảng, thậm chí sụp đổ.
Chưa biết khi nào giá sắt thép dừng tăng
Nếu trước giá thép của Vinakyoie luôn cao nhất thì hiện nay thép Hòa Phát đã ngang giá tại thị trường miền Nam, cao hơn cả Pomina và VnSteel khoảng 200.000 – 300.000 đồng/tấn và luôn trong tình trạng cháy hàng.
Không chỉ ở Việt Nam, khắp nơi trên thế giới giá thép đều tăng vì nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép thiếu. Giá phôi, thép phế liệu, điện cực graphite cho đến than mỡ luyện coke, quặng sắt 62%,… đều tăng giá rất mạnh kể từ cuối năm 2020.
Hỏa tốc kìm đà tăng giá thép
Cục Công nghiệp đánh giá, việc giá mặt hàng thép xây dựng trong nước tăng mạnh lên đến 45% trong thời gian qua bắt nguồn từ giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu.
Chính vì vậy mà Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng dự báo và cung cấp nhu cầu sắt, thép xây dựng của nền kinh tế trong năm 2021 để cân đối nhu cầu thép cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thép.
Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, thúc đẩy gia tăng năng lực sản xuất thép, ưu tiên thị trường trong nước.
Để phục vụ sản xuất được ổn định cũng như đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam vẫn phải mua hàng dù giá có tăng cao, giá nguyên liệu nào cũng tăng nhưng không mua nhanh thì không có để sản xuất.
Chính vì nguồn nguyên liệu nhập khẩu tăng mà nhà máy sản xuất thép trong nước phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu này nên khó tránh được việc giá bán các sản phẩm thép trong nước tăng.
Giờ đây bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi giá sắt thép xây dựng tăng hay giảm trong vài tháng vừa qua. Từ đây bạn có thể cân nhắc nhu cầu của mình để đưa ra quyết định có nên xây dựng trong thời điểm hiện tại hay không. Với những chính sách mới của Chính phủ, hy vọng rằng giá sắt thép sẽ được bình ổn trong thời gian sớm nhất.